Anh em là chứng nhân

Chúa nhật 29 Thường niên, Năm C 
Chúa nhật Truyền giáo
Ngày 20-10-2013

Lời Chúa: Lc 24, 44-53
Khi hai môn đệ từ Emmau trở về còn đang nói với nhóm Mười Một, thì chính Ðức Giêsu đứng giữa các ông. Người bảo: “Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Môsê, Các Sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm.” Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh và bảo: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Ðấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại, và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân của những điều này. Và đây, chính Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống.” Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bêtania, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được rước lên trời. Bấy giờ các ông bái lạy người, rồi trở lại Giêrusalem, lòng đầy hoan hỉ, và hằng ở trong Ðền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa.
Suy nim:
Sau khi phục sinh, Chúa Giêsu đã làm một điều quan trọng, đó là đào tạo những chứng nhân.
Hội Thánh tương lai phải được xây nền vững chắc trên những con người có kinh nghiệm cá nhân
về cái chết và sự phục sinh của Ngài.
Chính vì thế Ngài đã hiện ra cho Simon, cho hai môn đệ về Emmau, cho các tông đồ. Ngài cho họ xem chân tay và Ngài đã ăn bánh để họ đừng nghi Ngài là ma.
Mỗi năm Hội Thánh dành một ngày Chúa Nhật để nhắc chúng ta nhớ đến bổn phận của mình, bổn phận truyền giáo cho thế giới. “Phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân”.
Chúng ta phải tiếp tục sứ mạng của các tông đồ, vinh dự đứng vào hàng ngũ các chứng nhân. Ðể truyền giáo, chúng ta phải quen thân với Chúa Giêsu, có kinh nghiệm gặp gỡ Ngài thật sâu lắng, sống cái chết của Ngài mỗi ngày và nếm được niềm vui phục sinh Ngài ban tặng.
Thế giới hôm nay đầy lạc thú và hưởng thụ, nhưng vẫn là một thế giới buồn. Buồn vì nạn phá thai, ly dị, tự tử; buồn vì hận thù, thất vọng và lo âu.
Chúng ta không thể là những chứng nhân buồn. Chính cuộc sống của ta phải đầy ắp niềm vui, sự lạc quan và sự sống của Chúa Phục Sinh.
Chỉ như thế chúng ta mời hy vọng đáp ứng những đòi hỏi gay gắt của thế giới đang bước vào đệ tam thiên niên kỷ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SAO KHÔNG TẠ ƠN CHÚA

MẸ ƠI, SAO NỠ BỎ CON!

Thực thi mến Chúa yêu người - Khó thật (02-9-2020)