Ngày mai táng Thầy
14-3-2014
Lời Chúa: Ga 12, 1-11
Sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Ðức Giêsu đến làng Bêtania, nơi
anh Ladarô ở. Anh này đã được Người cho sống lại từ cõi chết. Ở đó, người ta dọn
bữa ăn tối thết đãi Ðức Giêsu; cô Mácta lo hầu bàn, còn anh Ladarô là một trong
những kẻ cùng dự tiệc với Người. Cô Maria lấy một cân dầu thơm cam tùng nguyên
chất và quý giá xức chân Ðức Giêsu, rồi lấy tóc mà lau. Cả nhà sực mùi thơm.
Một trong các môn đệ của Ðức Giêsu là Giuđa Ítcariốt, kẻ sẽ nộp Người, liền
nói: “Sao lại không bán dầu thơm đó lấy ba trăm đồng bạc mà cho người nghèo?” Y
nói thế, không phải vì lo cho người nghèo, nhưng vì y là một tên ăn cắp: y giữ
túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung. Đức Giêsu
nói: “Hãy để cô ấy yên hầu cô ấy giữ lại dầu thơm này cho ngày mai táng Thầy.
Thật vậy, người nghèo thì anh em luôn có bên cạnh; còn Thầy, anh em không có
mãi đâu.”
Một đám đông người Do thái biết Ðức Giêsu đang ở đó. Họ tuôn
đến, không phải chỉ vì Ðức Giêsu, nhưng còn để nhìn thấy anh Ladarô, kẻ đã được
Người cho sống lại từ cõi chết. Các thượng tế mới quyết định giết cả anh Ladarô
nữa, vì tại anh mà nhiều người Do thái đã bỏ họ và tin vào Ðức Giêsu.
Suy niệm:
Việc Đức
Giêsu làm cho anh Ladarô hoàn sinh đưa đến hai thái độ. Thượng Hội Đồng họp nhau lại và
quyết định về cái chết của Đức Giêsu. Còn chị Maria, trong bài Tin Mừng
này, lại như muốn chuẩn bị cho cái chết ấy.
Chính
trong bữa ăn do chị Mácta phục vụ này, cô Maria đã làm một điều đặc biệt
và rất bất ngờ. Cô đã xức lên chân Thầy Giêsu một
cân dầu thơm cam tùng hảo hạng, khiến cả nhà sực nức mùi hương. Chúng ta không hiểu tại sao cô xức
chân Thầy thay vì đổ dầu thơm trên đầu. Người ta không xức dầu thơm lên
chân một người còn sống, nhưng người ta có thể xức lên chân
một người đã qua đời để chuẩn bị cho việc mai táng người
ấy.
Hành vi này đã gây nhiều tranh cãi cho nhiều người. Tuy nhiên, hành động trên nhắc nhở chúng ta biết rằng, việc chuẩn bị mai táng phải được
đặt trên hành vi bố thí giúp người nghèo. Hơn nữa, “người nghèo thì lúc nào
cũng có, còn Chúa Giêsu và anh em không có mãi đâu.”
Vì thế, nhiều khi chúng ta coi trọng đồng tiền lớn hơn cả tình yêu, để có thể chối bỏ tình yêu của Chúa và của anh em. Hoặc chúng ta chỉ chú tâm thực thi bác ái, nhưn quên việc chuẩn bị tâm hồn mình cho mai sau...
Xin Chúa cho con biết dùng tiền bạc để
diễn tả tình yêu như cô Maria.
Nhận xét
Đăng nhận xét