Những người hùng trên nước Libya
Trong đời sống xã hội có những cuộc sống và cái chết khiến người đời phải xót xa, trách móc nhưng cũng có những cuộc sống và cái chết khiến mọi người phải thương tiếc, kính phục. Những cuộc sống và cái chết đáng kính phục nhất vẫn là của những người đã sống và chết vì người khác, nhất là vì những người bé mọn, nghèo hèn.
Thiên tai tại Nhật đã lấy đi sinh mạng của hàng chục ngàn người. Thế nhưng, chính con người cũng đang cướp đi mạng sống hàng ngàn người. Trong đó, người già và trẻ em, nam hay nữ, ngay cả người dân vô tội sống trong vùng tâm điểm, cũng khó thoát khỏi nghịch cảnh này!
Ngay trong hoàn cảnh thập tử nhất sinh, ranh giới giữa sự sống và sự chết rất mong manh, vẫn còn đó những con người sẵn sàng hy sinh phục vụ cho tha nhân, cụ thể như:
- Trường hợp “50 cảm tử quân thời bình” ở Nhật. Khi tình hình vẫn còn căng thẳng, trong thời điểm khó khăn nhất, vẫn còn 50 cảm tử quân chấp nhận ở lại, can trường bám trụ lại “tử địa”, quên mình chiến đấu để tránh cho Fukushima khỏi một thảm họa tồi tệ nhất. Họ là 50 nhân viên của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. Trước khi xảy ra động đất, có 800 kỹ thuật viên, kỹ sư... làm việc tại nhà máy này. Không sơ tán cùng 750 đồng nghiệp, họ đã chấp nhận đương đầu với nồng độ phóng xạ ngày càng cao để tiếp tục nhiệm vụ.
…
- Ngày 24/3/2011, trang web tgpsaigon.net đã trích từ nguồn ucanews bài: “Libya ca ngợi nhân viên y tế Philippines”, bài của
Người Libya gọi các nhân viên y tế Philippines quyết định ở lại làm việc tại Libya trong lúc chiến sự diễn ra là “những anh hùng” - theo một linh mục Philippines.
“Quyết định ở lại phục vụ bệnh nhân của những y tá và nhân viên y tế Philippines được nhiều người Libya kính trọng” - cha Allan Arcebuche, phó xứ nhà thờ Công giáo San Francesco, nói.
Theo ngài, người Libya ý thức được rằng nếu người Philippines bỏ đi, nhiều bệnh viện sẽ phải đóng cửa.
“Người ta coi y tá và nhân viên y tế Philippines như những anh hùng và được bảo vệ ở một mức độ nào đó” - vị linh mục phát biểu.
Ngài cho biết người Philippines có được lợi thế hơn những người khác vì người Libya coi trọng nhân viên y tế.
Cha Arcebuche không dự định rời khỏi Tripoli và cam đoan với các gia đình người Philippines ở Libya rằng tình hình “vẫn còn có thể xoay xở được”.
“Người Philippines tương đối an toàn trong nhà và tại các bệnh viện họ làm việc” – ngài nói.
…
Khi đọc những đoạn tin trên, tôi đã rớm nước mắt và nghĩ về họ, về những con người dù đang hưởng thụ đời sống vật chất quá của họ quá đầy đủ, hoặc phải tha phương cầu thực, mong cải thiện đời sống gia đình… Nhưng khi biến cố xảy ra, họ đã chấp nhận không những hy sinh cho đồng bào của họ, mà còn cho cả những người không cùng sắc tộc, màu da. Trong số họ, có thể có người chưa phải là Kitô hữu, nhưng họ đã hành động thật tuyệt vời như Lời Chúa đã phán: “Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Tuy hành động của họ không thuần túy mang ý nghĩa tôn giáo, nhưng hành động của họ khiến tôi tự tra vấn lương tâm mình.
Đứng trước một biến cố ta thường có hai thái độ: hoặc bám lấy cuộc sống trần gian, và coi đó như sự thiện duy nhất, và đi đến chỗ chỉ nghĩ đến mình, đến những gì của mình, đến những thụ tạo; ta sẽ đóng kín vào cái vỏ của mình bằng cách chỉ khẳng định chính mình, và cuối cùng sẽ không tránh được cái chết. Hoặc cách khác, vì tin rằng đã nhận được từ Thiên Chúa một cuộc sống sâu xa và đích thực, chúng ta sẽ có can đảm sống một cách xứng đáng với hồng ân ấy, đến chỗ biết hy sinh cuộc sống trần gian cho cuộc sống kia.
Lạy Chúa, xin Chúa ban cho con ơn sức mạnh, để con đủ can đảm quên bản thân mình, luôn đối xử với anh em bằng một “tình yêu” chân thành, sẵn sàng cho đi hơn là lãnh nhận, mạnh dạn sống tình yêu Kitô giáo, một tình yêu chấp nhận đạp đổ mọi hàng rào ngăn cách, kỳ thị, không phân biệt quốc gia hay tôn giáo, quên đi mọi hiềm khích hay những thành kiến cá nhân. Amen.
Nhận xét
Đăng nhận xét